29/10/09
Phật Pháp Thứ Năm 29/10/09
Posted by Unknown on 15:12
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Chúng ta thường dùng chữ “nội ma ngoại chướng” để chỉ những trở ngại, ngay từ trong tâm chúng ta và từ người khác, hoặc những chướng ngại giữa nội bộ Anh Chị Em chúng ta và những “người ngoài tổ chức” v..v.. Thường chúng ta không sợ những trở ngại từ người khác hay tổ chức khác mà sợ “giặc trong nhà” nhiều hơn. Anh Chị Em thường thường rất thương yêu nhau, hoà thuận với nhau... nhưng một khi bất đồng ý kiến thì tranh cãi không dứt dù với một chuyện không đáng phải tranh cãi. Thế rồi trong khi tranh cãi, người này một câu người kia 1 câu... không kềm chế được mình, mất chánh niệm, đã “phun” ra những câu nói rất độc địa, làm tổn thương nhau ; để sau đó đổ hô cho “nghiệp chướng nặng nề.” Thật vậy, nếu không tranh cãi hay chấm dứt tranh cãi sớm thì đã tránh được bao nhiêu...
28/10/09
Dấu Chân Chú Điệu
Posted by Unknown on 17:10
Tựa đề bài viết này không hề mang một tinh thần kỳ thị nào khi chỉ đề cập về chú Điệu mà không nói gì về cô Điệu cả.
Ấy, đây cũng chính là điểm băn khoăn của tôi khi không dưng bỗng khởi niệm thắc mắc “ Lạ, sao trong sách vở, văn chương, ít tìm thấy những giai thoại về “cô Điệu”, hay gần như là không thấy, không có; hay có rất ít mà tôi không biết (tôi vốn không biết nhiều thứ !) Ngay cả những gì về chú Điệu cũng ít được ghi lại, dù từ xưa tới nay, từ Bắc chí Nam, ít ngôi chùa nào không thấy thấp thoáng bóng dáng một, hai chú Điệu.
Tại sao chỉ những chú bé được gửi vào chùa, mà không có những cô bé ? Chữ “bé” tôi muốn nói ở đây là thật sự bé, bé từ năm, bẩy tuổi chứ không phải mười ba, mười bốn. Biết bao chú bé trong tuổi còn quá non nớt đó đã từng được cha mẹ, thân nhân gửi vào chùa vì...
26/10/09
Tâm Tình qua 2 chử “Tình Lam”
Posted by Unknown on 09:28
Thân gửi
đến các anh chi em Huynh Truởng trẻ, các em đoàn sinh GĐPT Anôma đã 4 năm xa cách.
Các anh chị em thân mến, cho tôi
đuợc có đôi lời tâm tình qua 2 chử“ Tình Lam” nhân khi tôi gặp lại các anh chị em Anôma trong ngày Lễ Phật Đản PL2552 tại Chùa An Lạc-thành phố San Jose. Xin phép Bác Gia Truởng, anh Liên Đoàn Truởng và các anh chị truởng lớn cho Quảng Thọ đuợc tâm tình với các em Huynh Truởng trẻ từng là đoàn sinh của GĐPT Anôma trong gần 10 năm thành lập đon vị.
Các em thân mến,
Khi gặp lại anh chị em Anôma, anh bổng nhiên nhớ
đến “Tình Lam” của những năm tháng anh sinh hoạt với Anôma, anh đã từng gắn bó với các em một thời gian gần 7 năm sinh hoạt,gian nan và vui vẻ có nhau. Đã 4 năm anh rời Gia Đinh Anôma, nhưng hơn lúc nào anh vẫn luôn nhớ về Anôma,một cái tên mà Thái Tử Tất...
23/10/09
Ông Tư
Posted by Unknown on 19:45
Ông Tư
Truyện Ngắn của Quảng Thọ
Trong xóm nhỏ vùng ven kênh nhiêu lộc, với những đứa trẻ nghèo, những người lớn tuổi thường gọi ông Tư là ông Tư gỏ đầu trẻ vì ông là một nhà giáo lâu năm và những năm gần đây khi ông không còn đi dạy vì nghĩ hưu thì ông lại tiếp tục nghề gỏ đầu trẻ bằng việc dạy kèm cho mấy đứa trẻ nghèo trong xóm. Ông dạy rất tận tình dễ hiểu, lại tốt bụng không lấy tiền mấy đứa trẻ nhà nghèo, vì có lấy lũ trẻ cũng không có tiền. Nhà chúng rất nghèo, ba mẹ chúng phải làm đủ thứ nghề để sống được ở đất Sài Gòn này, ban ngày họ bôn ba bán ve chai, đạp xe ba gác, đạp xích lô…tối đến họ lại đi làm những công việc nặng nhọc bóc vác ở các chợ cầu muối, chợ cầu ông Lãnh. Bởi vậy họ không có thời giờ để chăm sóc lũ trẻ, trong xóm chúng xem Ông như là người cha người mẹ của chúng.
-...
22/10/09
Ta Muốn Về
Posted by Unknown on 22:27
Ta muốn về thăm lại con đường nhỏ
Con đường xưa chào đón ta đến Chùa
Ta muốn về thăm lại mái Chùa xưa
Nơi ta đến với màu lam mỗi tuần
Ta muốn về thăm lại mái lam xưa
Nơi cho ta nhiều kỷ niệm vui đùa
Ôi! màu lam thật hiền hòa làm sao
Nó chứa đựng bao điều kỳ diệu
Ta muốn sống lại ngày xưa thân ái
Uốn mình trong những ngày trại thâu đêm
Ta muốn được tắm mình trong suối mát
Được gần hơi ấm tình lam anh chị em
Ta muốn tìm về nét đẹp truyền thống
Bảy mươi năm một mái nhà chung sống.
Quảng ...
Phật Pháp Thứ Năm 22/10/09
Posted by Unknown on 15:13
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Trong Kinh tạng Pàli, Đức Phật thường nhắc đến bốn hạng ngưòi sống trong cuộc đời này :
Hạng thứ nhất : tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình
Thứ hai, hạng làm khổ ngưòi, chuyên tâm làm khổ ngưòi
Thứ ba, hạng vừa tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình, vừa làm khổ ngưòi, chuyên tâm làm khổ người.
Thứ tư, không tự làm khổ mình, không chuyên tâm tự làm khổ mình, cũng không làm khổ ngừoi, không chuyên tâm làm khổ ngừơi .
Nhận xét và phân loại của đức Thế Tôn , mặc dù cách đây đã hơn 25 thế kỷ vẫn còn đúng _ dù trong xã hội nào, thời đại nào.
Hạng thứ nhất gồm những ngưòi luôn u sầu, than thân trách phận hoặc thương vay khóc mướn, họ đã bị chứng bệnh tâm lý rất khó trị . Ví dụ cụ thể như nàng Kiếu của Nguyễn Du : đi lễ hội Thanh minh , gặp nấm mồ vô chủ...
16/10/09
15/10/09
Phật Pháp Thứ Năm 15/10/09
Posted by Unknown on 15:14
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Cùng một câu nói, do một ngưòi nói ra, trong cùng một lúc ở cùng một nơi, thế nhưng ngừơi nghe có thể tiếp nhận hoàn toàn khác nhau . Đó là do căn cơ trình độ, tính tình, phản ứng v..v.. của mỗi ngừơi vốn không giống nhau. Xin nghe câu chuyện xưa nhưng rất lợi ích cho chúng ta làm đề tài suy gẫm .
Vào mùa Hạ thứ Chín, đức Phật ở tại Kosambi . Ngài quán sát thế gian, thấy có 2 vợ chồng ngưòi Bà La môn kia hội đủ duyên lành ; đời sống tinh thần và tâm linh phát triễn đầy đủ. Do vậy, với lòng từ bi, đức Phật muốn độ cho họ, ngài đi đến chỗ ngừời Bà La Môn. Hai ông bà ngưòi BLM này say mê cốt cách quí phái và dáng dấp uy nghi của đức Phật, ngỏ ý muốn đức Phật lưu lại nơi này và làm con rễ của mình, vì ông bà có cô con gái rất xinh đẹp. Đức Phật , với ý đính khai...
8/10/09
Phât Pháp Thứ Năm 8/10/09
Posted by Unknown on 15:16
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Kinh Kim Cang có dạy: “…Đối với các pháp, nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thi. Chẳng trụ nới Sắc mà bố thí, chẳng trụ nơi Thanh mà bố thí… bố thí như vậy thì phứơc đức có được sẽ vô cùng lớn”.
Khi đọc đến đây, vài ACE trong chúng ta thắc mắc rằng: Phần nhiều bố thí là bố thí tiền bạc, áo quần, thuốc men, thức ăn v.v... tất cả đều là “sắc” chứ sao đức Phật lại dạy là đừng trụ vào sắc mà bố thí? Những thứ này không phải là “sắc” hay sao? Lại nữa, khi bố thí thì phải nói, phải giải thích, v.v… chứ làm sao mà không trụ vào (âm) thanh đuợc?.
- Xin thưa, không phải ý như vậy!
Bố thí không trụ vào sắc có nghĩa là bố thí mà không dính mắc, không cố chấp (“bố thí” là “cho” là xả, còn “trụ” là bám víu, dính mắc, chấp thủ).
Thật vậy,...
1/10/09
Phật Pháp Thứ Năm 1/10/09
Posted by Unknown on 15:17
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Không khí Vu Lan như còn vương lại đâu đây và những lời ca “ Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào…” như còn đọng lại trong lòng ACE chúng ta . Hình ảnh của biển gắn liền với lòng Mẹ hiền hoà bao dung , đồng thời cũng gắn liền với vực sâu không đáy của lòng ngưòi khó dò, khó hiểu! Như vậy ngay trong mỗi ngừơi chúng ta đều hiện hữu 2 đại dương: biển của tình thương bao la và biển của tâm địa khi Ma khi Phật không ai hiểu thấu; ngay chính bản thân mình đôi khi cũng không hiểu mình nữa!
Thưa Anh Chị Em,
Ngoài hình ảnh của biển, Kinh còn dạy chúng ta hình ảnh của núi Tu Di _ biểu tượng của lòng tự cao tự đạị trong mỗi con ngưòi . Thật vậy, khi môt ngưòi nào đó tự cho mình là “số một” thì bản thân ngừời này là một ngọn núi Tu Di...
Giới Thiệu Blog Tình Lam
Nơi đây giao lưu kết nối anh chị em áo lam khắp mọi nơi.
Nơi cảm nhận những cảm xúc vui buồn của dòng máu Lam.
Nơi mang đến những nét đẹp của tình lam, cùng đồng hành sát cánh với anh chị em áo lam Quốc Nội & Hải Ngoại.
Tình Lam mong càng ngày phong phú hơn với các bài viết sưu khảo từ các nơi.
Xin hãy cùng chung tay chia sẻ với Tình Lam cho vòng tay thân ái luôn mãi kết chặt tình lam.
"Mỗi người là một cành hoa bay về đây góp gió
Làm thành vườn hoa,vườn hoa Tình Lam chúng mình"

Tình Lam rộng khắp bốn phương
Kết tình huynh đệ thân thương một nhà

Face Book
GĐPT Đức Tâm - BHD Gia ĐịnhGĐPT Đức Tâm - BHD Gia Định
GĐPT Đức Hoa - Gia Đình Phật Tử Đức Hoa - Gia Dinh Phat Tu Duc Hoa - Hoi Phat Giao
Error loading feed.