25/9/09
Ông Thổi
Posted by Unknown on 21:25
Ông Thổi
TÂM KHAI SƠN
A! Ông Thổi tới rồi! – Giọng bé Tâm reo lên mừng rỡ. Đám trẻ con ngưng lại trò chơi trốn tìm. Chúng quay ra, đổ dồn các cặp mắt về phía ông lão vừa đến. Ông xấp xỉ bảy mươi, dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt đầy vết chân chim, duy chỉ có đôi chân thì nhanh thoăn thoắt. Bọn trẻ vây lấy ông, hỏi han rối rít. Ông đáp lại bằng nụ cười móm sọm rồi nhanh nhảu dắt chiếc xe đạp cũ kỹ bước đi.
Xóm hẻm cụt này từ lâu đã quen thuộc với hình ảnh một ông lão bán bong bóng. Không ai biết quê quán ông ở đâu. Người ta chỉ thấy chiếc xe đạp và hàng chục quả bóng đủ màu đủ sắc là gia tài bên mình ông. Gặp bọn trẻ xóm hẻm cụt, ông thường tặng chúng vài ba quả bóng, sau đó ông dẫn xe ra ngoài công viên đi bán dạo. Tên họ của ông ư ? Cũng không ai biết ! Người ta đã quen miệng gọi “Ông Thổi”....
24/9/09
Phật Pháp Thứ Năm 24/09/09
Posted by Unknown on 15:19
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Tuổi trẻ hôm nay không “dễ dạy” như cách đây 50 năm . Nói cách khác, các em có điều kiện, hoàn cảnh, môi trưòng để tìm hiểu những điều các Anh Chị Huynh Trưỏng ( bao gồm Thầy Cô giáo ở trường nữa) có dạy hay không dạy ; và các em có thể đem những thắc mắc về những điều không được dạy trong chương trình Phật Pháp ra hỏi nữa _ điều mà trước đây 50 năm, đòan sinh ngành Thiếu hay cả ngành Thanh cũng không có khả năng tìm hiểu, tham khảo một cách rộng rãi như vậy .
Tuy nhiên, giáo dục Phật giáo _không phụ thuộc thời đại_ là một nền giáo dục phóng khóang , không nhồi nhét kiến thức , không áp đặt, không giaó điều , ví dụ không bắt buộc các em làm điều này , điều kia v..v. nhưng chỉ cho các em thế nào là thiện, thế nào là bất thiện. Gíáo dục tuổi trẻ là tạo cho các em...
23/9/09
22/9/09
NGÀY VỀ SÀI GÒN
Posted by Unknown on 19:34
NGÀY VỀ SÀI GÒN
(KỶ NIỆM MỘT CHUYẾN ĐI ĐẦY LƯU LUYẾN)
Bút ký của Quảng Thọ
Ngày về Sài Gòn mang cho tôi một tâm trạng đầy lưu luyến và đầy kỷ niệm. Kỷ niệm một chuyến đi của người tha hương, xa cách Sài Gòn 12 năm. Ngày về Sài Gòn là về lại thăm cội nguồn, nơi đã nuôi tôi từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành và 1 phần cho riêng tư của tôi, hạnh phúc của đời người. Sài Gòn với người dân Sài Gòn hôm nay không có gì thay đổi, vẫn là nhịp sống nhộn nhịp của đô thị .Với tôi, Sài Gòn cũng đã có nhiều đổi thay mới lạ hơn, dòng kênh Nhiêu Lộc cũng đã được cải thiện với những chiếc cầu bắt ngang tạo những con đường mới. Những nhà hàng, khách sạn, những quán cà phê sang trọng được xây dựng thật nhiều... Bên cạnh Sài Gòn vẫn còn đó những em bé, những cụ già, người tàn tật bán vé số và ăn xin ngoài...
20/9/09
Cảm Nhận Góc Trời Xứ Huế
Posted by Unknown on 17:15
Nếu có ai hỏi Tôi,bạn biết gì về Huế?,bạn chưa sống với Huế sao lại có cảm nhận về Huế?.
Tôi không sinh ra và lớn lên ở Huế, Tôi chỉ có gốc từ Huế là nơi mà Ông Bà, Cha Mẹ và các cậu,mợ,dì,dượng tôi ở Huế. Tôi đã đôi lần đến Huế " Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ...vẽ đẹp Huế chẳng nơi nào có được. Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư...",cảm nhận được Huế như bài hát " Huế Tình Yêu của Tôi". Không như ở Sài Gòn náo nhiệt, Huế luôn yên tĩnh. Tôi cảm tình với Huế ngay từ thời niên thiếu, muốn được đi dạo quanh xứ Huế để được ngắm nhìn vẽ đẹp của Huế.
Tôi đã thực hiện được ngắm nhìn Huế khi đã 2 lần đến Huế mà không phải ngay chính Quê Hương Việt Nam mà là từ Mỹ trở về thăm Huế. Tôi thích ngắm nhìn Huế ở buổi hoàng hôn, lúc đó mới thấy được cái tĩnh lặng, cái hồn của Huế. Bởi thế mà đã biết bao nhiêu...
18/9/09
Phật Pháp Thứ Năm 18/9/09
Posted by Unknown on 15:20
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí tuệ, do vậy, ngưòi Phật tử bất kỳ nói năng, suy nghĩ hay hành động cũng mang hai nội dung đó. Nếu chúng ta học thiên Kinh vạn quyển, chúng ta đi lễ bái hằng trăm ngôi chùa… mà chúng ta không biết bố thí, cúng dường, không biết mở rộng lòng mình ra đối với tha nhân thì việc học Phật Pháp của chúng ta sẽ trở nên vố ích.
Có người thắc mắc rằng: chúng ta đâu được giàu có như cư sĩ Cấp Cô Độc hay nữ thí chủ Visakha, thời đức Phật, để có thể bố thí cúng dường như các vị ấy, chúng ta cũng đâu có trí tuệ như các vị đại đệ tử Phật như tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả A nan… để bố thí Pháp ; thậm chí chúng ta cũng đâu có giỏi Phật Pháp như chư Tăng đâu mà có thể giảng cho đồng bào, đồng nghiệp, đồng Đạo v..v.. về Phật Pháp được ? _ Xin thưa, nghèo như...
15/9/09
Hoài Niệm 14 năm rời xa mái nhà Lam tại Sài Gòn
Posted by Unknown on 21:35

From Drop Box
From Drop Box
Sài Gòn nơi tôi sinh ra và lớn lên và cũng là nơi cho tôi nhiều kỷ niệm về mái nhà lam thân yêu. Ôi, mái nhà Lam Đức Quảng và Đức Phương,làm sao tôi quên được những năm tháng sinh hoạt tại quê nhà. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất, dù đã 14 năm rời xa Đức Phương. Nhưng tôi không thể nào quên được tình lam gắn bó đầy yêu thương của các anh chị Trưởng, của các bạn đồng hành và các em tôi nữa. Bài hát "Tôi yêu màu Lam" lại lần nữa vang vọng trong trái tim tôi. Trái tim lam đang hoài niệm về mái nhà thân yêu cách đây 14 năm trước khi tôi rời mái ấm Đức Phương đi định cư nơi xứ lạ quê người.
Nhớ về Đội Sen Vàng của tôi...
10/9/09
Phật Pháp Thứ Năm 10/9/09
Posted by Unknown on 15:22
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Chúng ta thường dùng câu “ chính mắt tôi thấy” để nói lên rằng đó là một sự thật không thể chối cãi , thế nhưng đôi khi “thấy vậy mà không phải vậy” ; bới vì cái thấy của chúng ta bị rất nhiều hạn chế bởi khỏang cách, bởi không gian , và nhất là bởi cách suy diễn lệch lạc. Điều này không chỉ phàm phu chúng ta mới bị mà cả thánh nhân đôi khi cũng bị sai lầm đó, thưa các bạn . Xin mời Anh Chị Em chúng ta cùng nghe câu chuyện về đức Khổng Tử và Nhan Hồi, một trong những ngưòi đệ tử xuất sắc của Ông.
Một lần nọ, đức Khổng Tử đưa đệ tử đi hành đạo phương xa. Trong đó có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Ông. Vì chiến tranh liên miên, dân tình loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi...
3/9/09
Phật Pháp Thứ Năm 3/9/09
Posted by Unknown on 15:23
Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Hôm nay là ngày Rằm Vu Lan , cũng là ngày Tự Tứ, ngày chư Tăng xuât hạ, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại Kinh “Báo Ân Cha Mẹ” ( Báo phụ mẫu ân) _lời Kinh rầt đơn giản, ý Kinh rõ ràng dễ hiểu ( nhưng khó làm đối với một số người) mà rất cảm động, đi sâu vào lòng ngưòi .
Lúc đó, đức Phật và chư Tăng đang ngụ tại nước Xá Vệ, một hôm đức Phật và chư đệ tử của ngài đang đi thì gặp một đống xương khô. Ngài qùy xuống đảnh lễ đống xương khô ấy; tôn giả A nan thắc mắc hỏi :
Bạch Thế Tôn, ngài là bậc đạo sư của Trời, Ngưòi , lý do gì ngài lại đảnh lễ đống xương khô này?
Đức Phật nói : Này A Nan, các ông tuy ở gần ta nhưng còn nhiều điều rất bình thường mà các ông chưa biết lắm . Đống xương khô này đây có thể là của ông bà tổ tiên chúng ta ngày trước, phận làm con cháu...
Giới Thiệu Blog Tình Lam
Nơi đây giao lưu kết nối anh chị em áo lam khắp mọi nơi.
Nơi cảm nhận những cảm xúc vui buồn của dòng máu Lam.
Nơi mang đến những nét đẹp của tình lam, cùng đồng hành sát cánh với anh chị em áo lam Quốc Nội & Hải Ngoại.
Tình Lam mong càng ngày phong phú hơn với các bài viết sưu khảo từ các nơi.
Xin hãy cùng chung tay chia sẻ với Tình Lam cho vòng tay thân ái luôn mãi kết chặt tình lam.
"Mỗi người là một cành hoa bay về đây góp gió
Làm thành vườn hoa,vườn hoa Tình Lam chúng mình"

Tình Lam rộng khắp bốn phương
Kết tình huynh đệ thân thương một nhà

Face Book
GĐPT Đức Tâm - BHD Gia ĐịnhGĐPT Đức Tâm - BHD Gia Định
GĐPT Đức Hoa - Gia Đình Phật Tử Đức Hoa - Gia Dinh Phat Tu Duc Hoa - Hoi Phat Giao
Error loading feed.