Sau khi lo liệu xong xuôi cho những người Việt Nam đến tị nạn, với tấm lòng lương thiện của 1 nhà tu hành, sư cô không thể thờ ơ trước cảnh người và vật hoang tàn ở vùng bị nạn, tấm lòng đó luôn đau đáu và thôi thúc Sư Cô vấn thân đến những vùng bị nạn.
Tối 2/4, Sư Cô đã đến thành phố Sendai trong tỉnh Miyagi - tỉnh bị thiệt hại nặng nhất trên chiếc xe của một người Nhật tốt bụng tên là Tanaka (vốn là giám đốc nơi 8 em tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc và ở lại chùa sau cùng.
Cảm kích trước tấm lòng quả cảm của Sư cô nên khi biết sư cô có ý định đến với vùng bị nạn - nơi vẫn tiềm tàng những mối hiểm nguy, ông đã ngỏ ý muốn giúp đỡ và tình nguyện chở Sư Cô cùng với lương thực thực phẩm để tặng những người bị nạn).
Cùng tối hôm đó, Sư Cô cũng họp mặt với những người Nhật địa phương để lên kế hoạch cho những ngày sau.
Sáng 3/4, Sư Cô và một số nghị viện, và Phật tử địa phương đã ra biển Yuriage thuộc thành phố Natori, nơi sóng thần ập vào để cầu siêu cho những linh hồn chết oan, chết đoản mạng mà như lời Sư Cô nói những linh hồn đó sẽ rất khó siêu thoát vì họ không cam tâm chết 1 cách bất đắc kỳ tử, chết 1 cách bất ngờ như vậy.
Tiếp nữa là cầu bình an cho những người có thể chưa bị thiệt mạng nhưng do sóng thần cuốn trôi hiện không rõ tung tích.
Hòa trong tiếng sóng là tiếng niệm kinh cả bằng tiếng Nhật và tiếng Việt.
Sau buổi lễ, mọi người dừng chân tại một ngôi chùa cách bờ biển không xa, nơi bây giờ chỉ còn là những đống đổ nát, ngổn ngang những bia mộ bị lật, những tượng gỗ, tượng đá bị văng xa, vùi dưới những tảng đất đá.
Không khỏi đau xót, Sư Cô và những người cùng đoàn đã nhặt nhạnh và thu xếp lại những bức tượng linh thiêng, cũng như những kỷ vật còn xót lại đó.
Cũng trong ngày hôm đó, dưới sự hướng dẫn của nghị viên Konno thành phố Natori, Sư Cô đã trao tận tay thị trưởng thành phố, ông Sasaki, 20 vạn yên Nhật trích trong quỹ 35 vạn ủng hộ vùng thiên tai Đông Bắc Nhật Bản của hội Phụ Nữ doanh nghiệp Hà Nội (trong đó 10 vạn được dùng để mua thêm lương thực thực phẩm, 5 vạn còn lại được chuyển đến một vùng bị nạn khác, thành phố Keisennuma).
Ông thị trường đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc trước nghĩa cử cao đẹp về tinh thần đoàn kết hữu nghị của nhân dân Việt Nam và nói: “Nước Việt Nam còn nghèo mà giàu tình cảm, nếu nhận tiền từ Việt Nam thì tôi không biết có thể lấy gì để trả ơn sau này”.
Sau buổi gặp gỡ, Sư Cô đến thăm hỏi động viên và trao tịnh vật, đồ ăn, quần áo cho những nạn nhân đang lánh nạn tại nhà văn hóa thị trấn Natori (400 người), trường tiểu học Natori (96 người), nhà thể dục thể thao Natori (280 người).
Những người lánh nạn tỏ ra rất phấn khởi và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Sư Cô cũng như nhân dân Việt Nam.
Sáng 4/4, Sư Cô đặt chân đến một bờ biển khác thuộc vùng Watari và tiếp tục niệm kinh siêu thoát cho những oan hồn, cầu bình an cho những người đang mất tích.
Tự nhận thấy những gì mình làm trong chuyến đi này vẫn là chưa đủ trước những thương vong, mất mát quá đỗi lớn lao, Sư Cô tâm sự còn muốn quay trở lại vùng bị nạn một lần nữa, đi nhiều hơn nữa, cầu siêu nhiều hơn nữa, chia sẻ tấm lòng nhân ái của người Việt Nam tới những người Nhật bị nạn nhiều hơn nữa.
Lễ cầu siêu và cầu bình an
Những bia mộ bị lật đổ tại chùa Tozen thuộc thành phố Natori
Một người phụ nữ đang tìm mộ gia quyến và tìm tung tích người con đang mất tích
Thu dọn lại những tượng Phật và kỷ vật của chùa
Phát bánh kẹo cho 1 em bé bị mất cả cha lẫn mẹ
Nét hồn nhiên của những em bé tại nơi lánh nạn
Thăm hỏi động viên và phát hàng cứu trợ cho những nạn nhân ở nơi lánh nạn
Bảng nhắn tin, tìm người tại ủy ban nhân dân thành phố Natori
Tinh thần của người Nhật vẫn rất bình tĩnh, lạc quan
Sư Cô và thị trưởng thành phố Natori, ông Sasaki
0 nhận xét:
Đăng nhận xét