Tuổi trẻ hôm nay không “dễ dạy” như cách đây 50 năm. Nói cách khác, các em có điều kiện, hoàn cảnh, môi trường để tìm hiểu những điều các Anh Chị Huynh Trưởng (bao gồm Thầy Cô giáo ở trường nữa) có dạy hay không dạy; và các em có thể đem những thắc mắc về những điều không được dạy trong chương trình Phật Pháp ra hỏi nữa _ điều mà trước đây 50 năm, đoàn sinh ngành Thiếu hay cả ngành Thanh cũng không có khả năng tìm hiểu, tham khảo một cách rộng rãi như vậy.
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 nói rằng: để có thể làm phát khởi Bồ đề tâm, là tâm rộng lớn, muốn bảo vệ và làm lợi ích cho chúng sanh, cởi bỏ lòng ích kỷ, chúng ta phải quán chiếu rằng: “Thân chúng ta là thân tứ dại (đất, nước, gió, lửa), mà tính chất của bốn đại là luôn luôn sẵn sàng cống hiến cho mọi loài chúng sanh. Không ai có quyền dành lấy về cho riêng mình”
Vì vậy, Tổ Long Thọ có lời nguyện rằng:
Dược thảo hay rừng xanh,
Con nguyện luôn phụng sự
Cho hết thảy chúng sanh
Không một chút ngăn ngại
Tùy hết thảy sở cầu
Không chỉ Tổ Long Thọ mà chư Tổ đều như vậy, vì các ngài làm theo lời đức Phật dạy, huân tập Bồ đề tâm, cái Tâm xem chúng sanh quan trọng hơn chính bản thân mình! Đây là một điều rất khó làm vì con người vốn ích kỷ, cái gì thuộc về “ta” và “của ta” thì nhất định phải ưu tiên số một. Tu Phật là làm ngược lại thói quen ích kỷ ấy, nên mới nói: “Tu là lội ngược dòng nước”
Thưa Anh Chị Em,
Mặc dù khó làm nhưng chúng ta phải nổ lực thường niệm cái Tâm rộng lớn ấy, vì mỗi khi phát khởi cái Tâm vị tha như vậy thì chúng ta đã tác động vào tâm thức một năng lục vô cùng mạnh mẽ. Chính Năng lực ấy đã khiến cho thái tử Tất Đạt Đa _ một con người bình phàm như chúng ta _ trở nên một vị Phật, đã “thành tựu Đại Bi Tâm, đại Trí Tuệ” đã chiến thắng tất cả 10 đạo quân của Ma vương _ tức là chiến thắng chính mình. Ngài đã nuôi lớn Bồ đề tâm hay Tâm đại bi ngay từ khi còn niên thiếu, ngài biết đau cái đau của người khác, ngài quyết chí hy sinh ngai vàng, hạnh phúc cao tột của cá nhân để đi tìm Đạo _ con đường giải thoát khổ đau.
Tuổi trẻ hôm nay, nhất là tuổi trẻ ở hải ngoại, ít nhiều có thói quen theo chủ nghĩa cá nhân, sinh ra và lớn lên trong môi trường thuận lợi, đạt đến những bằng cấp cao, đủ để kiếm sống v..v.. ít được tiếp xúc với những người bất hạnh sống ở những đất nước nghèo nàn, kém văn minh hơn … Các em thiếu sự đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, từ đó thiếu cả nhận thức về thực tế cuộc sống, về khát vọng của sự sinh tồn v..v.. Vì vậy, đưa đạo Phật đến với Tuổi trẻ nghĩa là cho Tuổi trẻ hiểu được những cảnh khổ của cuộc đời, giống như đưa Thái Tử Tất Đạt Đa ra 4 cửa thành để chứng kiến những cảnh khổ của thế gian, khác xa với cuộc sống vương giả trong cung đình. Vì vậy bài học “Lịch sử đức Phật Thích Ca” không chỉ để cho Oanh Vũ và ngành Thiếu học mà chính Huynh trưởng chúng ta cũng phải học, để chiêm nghiệm, trầm tư về cuộc đời của ngài, nhất là giai đoạn ngài còn sống cuộc đời của một con người bình thường, ngài cũng đã có những tư tưởng siêu phàm của một vị Thánh rồi.
Thưa Anh Chị Em,
Nhiều Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử chúng ta còn cho rằng “đời không có gì đau khổ” rồi một số khác bảo rằng “Đời chỉ khổ đối với những ai thất bại, tuyệt vọng ...” _ Những phát biểu như vậy cho thấy chúng ta _ những người có nhiệm vụ giáo dục cho tuổi trẻ Phật giáo _ vẫn chưa hiểu hạnh phúc chân thật theo đạo Phật là ở đâu _ chúng ta vẫn trăn trở, lo lắng, loay hoay đi tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mình. Đạt được thỏa mãn, được thành công về tiền bạc, địa vị, danh vọng, tình yêu v..v.. thì gọi là hạnh phúc rồi, không cần phải tu nữa ! !!
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 dạy rằng: “Là Phật tử, chúng ta phải học theo hạnh Bồ tát của đức Phật. Ngài không màn hưởng thụ hạnh phúc cá nhân mà chỉ một lòng nghĩ đến chúng sanh đau khổ. Ngài luôn tinh tấn làm cho Tâm vị tha phát sinh, khi đã phát sinh, thì gìn giữ và làm cho Tâm Vị tha phát triễn không ngừng … Còn chúng ta từ muôn đời đến nay vẫn chỉ đeo đuổi tìm hạnh phúc cho riêng mình, tất nhiên như vậy thì làm sao có hạnh phúc? Vì không những chúng ta tìm mọi cách để hưởng thụ mà còn bám chặt vào tư tưởng sai lầm là mọi thứ đó thật sự tồn tại lâu dài. Chính 2 sự cố chấp đó đã dập tắt ước mơ truy tìm hạnh phúc của chúng ta.”
Bên cạnh lời dạy của đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta cũng đã được học 4 câu Kệ quí báu của kinh Kim Cương:
Như mộng huyễn, như bọt nước,
Như sương, như điện chớp
Nên quán chiếu như vậy!
Nói tóm lại, đem Đạo vào Đời hay đem Đạo Phật đến với tuổi trẻ là làm cho tuổi trẻ biết nghĩ đến tha nhân, dạy cho tuổi trẻ biết phát khởi tâm nguyện rộng lớn (Tâm Bồ Đề) _ vì, dù chỉ là lời phát nguyện chưa thực hiện được, Tâm chúng ta cũng sẽ được dần dần chuyển hoá (từ vị kỷ thành vị tha) từ nhỏ hẹp thành cao thượng, từ phàm thành thánh
Đức Đạt Lai Lạt Ma còn soạn một bài tự phát nguyện như sau, xin giới thiệu đến anh chị em Áo Lam:
Vì đó cho ta ý nghĩa của cuộc đời.
Đến khi chết vẫn niệm Bồ Đề Tâm
Vì đó mở ra hướng đi, con đường tiến lên Giải thoát.
Khi ta được giàu sang và phát đạt
Ta tiếp tục niệm Bồ Đề Tâm
Vì đó giúp mình cần tu Bố Thí
Diệt trừ ngã mạn, đố kỵ và tự kiêu.
Khi bị thất bại và khổ đau
Ta nguyện vẫn niệm Bồ Đề Tâm
Vì tìm được an ủi và hy vọng.
Cho dù thời gian và hoàn cảnh
Có dài lâu và thế nào chăng nữa
Dù sống, chết, vui, buồn, hơn, thua
Bồ Đề Tâm vẫn chiếu sáng trong lòng
Thân kính chúc anh chị em chúng ta luôn tinh tấn nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm để một mai nở ra hoa Giác Ngộ, đủ bản lảnh để noi gương đức Phật cứu độ chúng sanh.
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét