Tiền thân đức Phật Thích-ca, có thời là chú bé sinh sống trong thành Ca-tỳ-la-vệ. Trong thành có một làng chài lưới, trong làng có cái hồ to. Khi ấy, trời hạn hán nước cạn khô, bao nhiêu cá trong ao bị người làng bắt ăn hết, sau cùng còn lại một con cá thật to cũng bị người làm thịt luôn. Trong làng chỉ có một đứa bé lâu nay không ăn thịt cá, hôm ấy đến thấy con cá to lấy cây gõ trên đầu nó ba cái rồi đi.
Các vị đệ tử lớn của Phật cầu xin Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích. Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển”. Tôn giả Mục Liên dùng sức thần thông lấy bình bát đến thâu năm trăm người dòng Thích-ca đem để trên không trung; khi giặc qua, Ngài đem xuống thả ra, không ngờ khi trút bát thấy tất cả đều biến thành máu. Các đệ tử lớn đến thưa hỏi Phật, Phật đem việc xưa dân trong làng ăn cá thuật lại: Con cá lớn ngày xưa là vua Lưu Ly hiện nay, quân đội của vua Lưu Ly đều là những con cá nhỏ trong hồ. Dân cư trong thành Ca-tỳ-la-vệ bị giết đều là người ăn cá ngày xưa. Thân Phật chính là đứa bé gõ đầu cá ba cái ngày xưa, nên hiện tại bị quả báo nhức đầu ba ngày. Vì định nghiệp khó tránh nên năm trăm người dòng họ Thích tuy được Tôn giả Mục Liên cứu thoát, cũng không bảo tồn được tánh mạng. Bảy ngày sau vua Lưu Ly bị chết cháy trên thuyền ngoài biển khơi là do ác nghiệp quá nặng.
Kể lại câu chuyện này cho quý anh chị và các em nghe để thấy sát nghiệp là mầm móng của những tai họa khôn lường mà chính cuộc đời đức Phật đã kể lại trong những kinh Bổn Sanh -Bổn Sự cùng những sự kiện lưu dấu rõ ràng trong lịch sử. Hậu quả của nghiệp “sát nhân giả tử” giết người đền mạng đã đành mà hậu quả của việc sát hại các loài động vật để nuôi thân cũng kinh hoàng không kém. Ăn chay và giữ giới không sát sanh tuy là một hình thức về “nhiếp luật nghi giới” để nuôi dưỡng lòng từ bi nhưng cũng là thể hiện tâm bình đẳng với muôn loài, không nỡ thấy những chúng sinh bị giết hại, quằn quại đau thương trong vũng máu. Vì cái nhìn bất bình đẳng nên chúng ta thấy việc giết hại loài vật, cá để dinh dưỡng là chuyện rất bình thường, nơi nào cũng có mà công nghệ sát sanh hàng loạt càng lúc càng qui mô hơn, đó có thể lý giải tại sao cộng báo trong một tai ương có khả năng giết người hàng loạt trong các thảm họa do thiên nhiên hay con người tạo ra.
26 thế kỷ trước, thời đại mà con người chưa dệt được những tấm vải đẹp, chưa may được những bộ xiêm y tinh tế nhẹ mềm như bây giờ mà lời đức Phật đã rõ ràng như thế, nhưng vì thói quen được phục vụ ăn ngon mặc đẹp đã trở thành cố tật không thể thay đổi trong đời sống từ dân giả đến cao sang. Khuyến khích ăn chay và đình chỉ sát giới cũng là một phương thức “vận động hòa bình” hữu hiệu của các đoàn thể Phật Giáo đang lan rộng hiện nay. Chúng ta có thể kiểm lại từ năm 1999 tới nay, hiện tượng chết người hàng loạt xảy ra khắp nơi, ngay cả Sài Gòn cũng bị chết cháy hàng trăm người trong trung tâm ITC hiện đại – mà cái phát triển về doanh thương hàng đầu ở Việt Nam là nhà hàng, quán xá ăn nhậu mọc lên khắp nơi, khả năng tiêu thụ thịt, cá mỗi ngày chỉ có nhiều hơn chứ không giảm.
Vừa rồi một bác sĩ tim mạch xác nhận trên TV rằng chỉ 20 năm trở lại đây bệnh chứng xơ vữa động mạch tăng từ 6% đến 45% do đất nước đang phát triển với nguồn thịt mỡ phong phú hơn, đời sống thị dân vì thiếu vận động nên người bệnh nhiều hơn các nơi khác. Tuy rằng Phật tử chúng ta sau khi thọ tam quy-ngũ giới đã từ bỏ nghiệp sát sanh nhưng vẫn còn hưởng thụ thịt cá nên vẫn còn bị ảnh hưởng không tốt trong cộng nghiệp, cộng báo.
Vừa rồi trên mạng Internet đã trích dẫn lời của Hòa Thượng Tịnh Không truyền tin khắp nơi là mọi người hãy chuyên niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm 15 phút mỗi ngày cùng trong một giờ cộng hợp âm hưởng và tinh thần thành năng lực thiết tha trong hạnh đại từ bi của Bồ tát cứu nhân loại thoát khỏi thiên tai đang liên tục xảy ra trên trái đất này. Thiết nghĩ sự cứu độ của “tha lực” có hữu hiệu hay không là cần phải xem xét sự “Tự lực” của chúng ta như thế nào! Bản thân chúng ta phải đình chỉ sát nghiệp và kêu gọi mọi người trên thế giới bất sát, ngưng chiến để suối từ tuôn chảy nuôi dưỡng sự sống nơi những vùng đất chết, cho những đóa hoa tình thương lại nở, để cứu vãn và giảm thiểu phần nào tai ương họa hại của muôn loài trong thời kỳ “hoại kiếp” của thế giới này.
Nguyên Hoàng
30/3/11
Câu Chuyện Lửa Tàn (89)
Posted by Unknown on 09:31
“Tha lực” và “Tự lực”
Đến đời đức Phật Thích Ca, hoàng tử Tỳ Lưu Ly con vua Ba Tư Nặc xứ Ba la nại giết anh là thái tử Kỳ Đà, rồi lại giết vua cha lên ngôi và kéo quân tàn sát dòng họ Thích Ca. Lần thứ nhất đại binh của Lưu Ly gặp đức Phật ngồi giữa đường cùng Tăng đoàn – vua Lưu Ly do dự kéo binh về; lần thứ nhì cũng vậy – vua Lưu Ly không dám vượt qua. Lần thứ ba bạo vương kéo binh vượt qua mà không gặp một trở ngại nào, đã thẳng tay san bằng thành Ca Tỳ La Vệ, dìm chết hết dòng họ Thích Ca xuống nước, chính khi ấy đức báo thân của đức Thích-ca nhức đầu suốt ba ngày.
Nguồn: www.gdptthegioi.org
Giới Thiệu Blog Tình Lam
Nơi đây giao lưu kết nối anh chị em áo lam khắp mọi nơi.
Nơi cảm nhận những cảm xúc vui buồn của dòng máu Lam.
Nơi mang đến những nét đẹp của tình lam, cùng đồng hành sát cánh với anh chị em áo lam Quốc Nội & Hải Ngoại.
Tình Lam mong càng ngày phong phú hơn với các bài viết sưu khảo từ các nơi.
Xin hãy cùng chung tay chia sẻ với Tình Lam cho vòng tay thân ái luôn mãi kết chặt tình lam.
"Mỗi người là một cành hoa bay về đây góp gió
Làm thành vườn hoa,vườn hoa Tình Lam chúng mình"
Tình Lam rộng khắp bốn phương
Kết tình huynh đệ thân thương một nhà
0 nhận xét:
Đăng nhận xét