Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Có 2 bạn Huynh trưởng thảo luận về định luật nhân quả, 1 người bảo rằng vô tình phạm tội thì không chịu sự chi phối của luật nhân quả _ nghĩa là không bị quả báo _ bạn kia nói rằng: toà án thế gian còn phạt huống gì luật nhân quả là 1 định luật phổ quát chi phối tất cả mọi người mọi loài trong 3 cõi 6 đường ! Thưa Anh Chị Em, Danh từ Phật Pháp gọi 1 hành động cố tình là hành động có tác ý và hành động vô tình là hành động không tác ý Ví dụ: 1 người cố ý ném viên đá vào đầu 1 người kia làm cho người kia bị chảy máu hay bị chết … đó là 1 hành động cố ý. Cũng vậy nhưng với 1 người đứng trên lầu cao vô tình làm rơi viên đá trúng đầu 1 người ở dưới đất gây thương tích hay chết … kết quả tai hại như nhau nhưng về hành động thì người trên lầu cao có hành động không tác ý. Thưa Anh Chị Em Áo Lam, Có 2 bạn Huynh trưởng thảo luận về định luật nhân quả, 1 người bảo rằng vô tình phạm tội thì không chịu sự chi phối của luật nhân quả _ nghĩa là không bị quả báo _ bạn kia nói rằng: toà án thế gian còn phạt huống gì luật nhân quả là 1 định luật phổ quát chi phối tất cả mọi người mọi loài trong 3 cõi 6 đường ! Thưa Anh Chị Em, Danh từ Phật Pháp gọi 1 hành động cố tình là hành động có tác ý và hành động vô tình là hành động không tác ý Ví dụ: 1 người cố ý ném viên đá vào đầu 1 người kia làm cho người kia bị chảy máu hay bị chết … đó là 1 hành động cố ý. Cũng vậy nhưng với 1 người đứng trên lầu cao vô tình làm rơi viên đá trúng đầu 1 người ở dưới đất gây thương tích hay chết … kết quả tai hại như nhau nhưng về hành động thì người trên lầu cao có hành động không tác ý.
Tóm lại,
Hành động có tác ý: nghĩa là có chủ đích. Về Thân có 3 : cố ý sát, cố ý ăn trộm (ăn cắp), cố ý làm việc tà hạnh ; về Lời nói có 4 : cố ý nói dối, cố ý nói lời hung dữ, ác độc, cố ý nói lời chia rẽ ; về Ý có 3 ; hầu hết đều là có tác ý (khởi lên 1 ý niệm, nghĩa là mình cố ý rồi!) Hành động không có tác ý: ví dụ như ta đang ngồi chăm chú đọc sách, rồi thấy ngứa ở trán, lấy tay gải hay quẹt lên trán, thì ra 1 con muỗi, và ta đã “giết” con muỗi mất rồi! Đó là hành động sát sanh mà không cố ý (không có tác ý) Tương tự như vậy, lời nói vô tình nào đó của ta làm cho 2 người giận nhau, thù nhau .. mà ta không hề hay biết ; đó là hành động không tác ý. Tuy nhiên, dù một hành động có tác ý hay không có tác ý cũng vẫn phải chịu sự chi phối của luật nhân quả. Thật vậy, nhân quả là một định luật rất phổ biến, rất bình dân và nhất là rất công bằng ; tục ngữ ta cũng có nói “gieo nhân gì thì gặt quả ấy” Dù là vô tình hay cố ý, đã bỏ 1 hạt đậu vào lòng đất thì gặp đủ duyên, hạt đậu sẽ mọc lên cây đậu, không thể mọc ra cây bắp được. Chúng ta đã làm một điều xấu, dù cố ý hay vô tình, coi như chúng ta đã gieo một hạt giống xấu, chỉ còn chờ ngày gặt / hái mà thôi! Tại sao chúng ta thường nghe nói: “bồ tát sợ nhân chúng sanh sợ quả”? Xin thưa: Bồ tát là những người đã giác ngộ giáo lý nhân quả, còn chúng sanh là những người còn mê mờ, chưa hiểu rõ lý nhân quả. Vì thế, bồ tát luôn cảnh giác để đừng gây nhân xấu, vì nếu gây nhân xấu thì nhất định sẽ gặt quả xấu. Còn chúng sanh thì sao? _ Khi làm thì không bao giờ có tỉnh thức nên cứ làm bậy hoài, gây nhân xấu hoài nhưng lại sợ, không đủ can đảm chịu trách nhiệm về hành động của mình là nhận quả xấu! !! Đi vào thực tế, gần đây rất nhiều người “quậy” trên imternet. Họ viết rất nhiều nhưng nội dung thật là vô ích, vì phê bình người này, nói xấu người kia, bôi nhọ người nọ … Muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói _ có nhiều bài viết dùng những từ thô bạo, những thông tin thất thiệt, những lời kết tội nặng nề vô căn cứ vì không cần biết những điều mình viết, mình nói … có đúng sự Thật không. Đó là chưa nói có những người viết “theo đuôi” người khác nữa. _ nghĩa là đọc một bài báo nghe có nhiều tin lạ, “giật gân” “hấp dẫn hơn” là vội vàng tin ngay và tự nguyện làm “cái loa” rao truyền ra xa cho nhiều người …. Cái này trong dân gian gọi là “giết người không cần gươm dao”. Cũng may, hiện tượng này ít thấy trong huynh trưởng GĐPT. Như vậy, chúng ta đã thông suốt về những hành vi có tác ý và những hành vi không có tác ý cũng như “có tội hay không có tội” Ngày xưa còn bé chúng ta đã biết thế nào là “tòa án lương tâm” rồi ; đó chính là khi làm điều gì xấu thì dù không ai biết chúng ta cũng thấy khó chịu, nặng chĩu trong lòng, ngủ không yên giấc, ăn không ngon miệng … đó chính là thiện tâm trong lòng chúng ta lên tiếng phê bình, chỉ trích, có khi trừng phạt chúng ta theo cách của nó. Nói tóm lại, nhiều người than rằng: Thời nay hình như người ta không còn biết đến nhân quả, nên làm những việc quá trái với đạo làm người như “khủng bố” chẳng hạn … Chúng ta, hàng huynh trưởng GĐPT, ai nghe mà không thấy “đau nhức” phải không, thưa các bạn? _ Phương pháp đối trị vẫn là giữ gìn chánh niệm, thận trọng khi nói, khi nghe, khi nhìn …. đừng để hối hận về sau. Xin gởi lại 2 câu Kệ quen thuộc của ACE chúng ta để cùng nhau thực tập:
…..
Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần Đem Ý thức tinh chuyên phòng hộ Thân kính chúc Anh Chị Em giữ Chánh niệm tỉnh thức để “một ngày như mọi ngày” luôn có được sự an lạc và thảnh thơi. Trân trọng, Nhóm Áo Lam |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét