Thưa Anh Chị Em Áo Lam, Vua hoảng hốt: _ Bạch đức Thế Tôn, phải chăng có điềm gỡ gì đến với đất nước này? Sao đột nhiên ngài lại nói đến bốn ngọn núi kỳ lạ từ bốn phương đến uy hiếp chúng ta một cách hãi hùng như vậy? Làm sao có vị tướng nào dù quyền uy đến đâu, sức mạnh đến đâu, mưu lược đến đâu … có thể ngăn chận được? Con xin đức Thế Tôn giải thích cho con được rõ làm thế nào để ngăn ngừa được một tai họa khủng khiếp như vậy? Thời Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc là một trong những đệ tử tại gia của Ngài. Một lần sau khi đánh lui được một đội quân xâm lăng hùng mạnh của nước láng giềng, vua trở về, dương dương tự đắc vào yết kiến đức Phật và thưa rằng: _ Bạch đức Thế Tôn, con vừa hoàn thành một cuộc chiến thắng vô cùng khốc liệt khiến một đội quân tự cho mình là “Bách chiến bách thắng” kia phải khiếp đảm rút lui sau khi bị tan tành thảm bại! Đức Phật điềm tĩnh nói: Đại Vương! nếu bây giờ có người đến cấp báo với Đại vương là có một hòn núi từ phương Bắc tiến đến, đi đến đâu thì nghiền nát nhà cửa, cây cối, súc vật và con người đến đó; tiếp theo một người đến cấp báo rằng từ phương Nam cũng có một ngọn núi y như vậy, rồi một người nữa chạy đến cấp báo: từ phương Đông cũng có một ngọn núi như thế và cuối cùng một người nữa đến cấp báo: từ phương Tây cũng có một ngọn núi giống như thế …. Vậy thì đại vương sẽ cử ai đi trừ khử những ngọn núi ấy? Bản thân Đại vương liệu có chinh phục được bốn ngọn núi ấy như đã đánh thắng đội quân hùng mạnh kia không? Đức Phật mĩm cười hiền từ: Đại Vương! bốn ngọn núi đó chính là Sinh, Già, Bệnh, Chết. Ngài đã vượt qua được chưa? Nhà vua mất hẵn “khí thế hào hùng” lúc ban đầu, nét lo lắng bất lực hiện rõ trên khuôn mặt, vua nói: bạch đức Thế Tôn, đâu có ai vượt qua được một trong bốn núi ấy chứ đừng nói là vượt qua được cả 4 núi! Đâu có ai trường sinh bất tử đâu thưa Ngài! Xin ngài chỉ dạy cho con làm sao vượt được 4 ngọn núi ấy! làm sao để được bất tử? Đức Phật dạy: Đại vương! đã có sinh ắt phải có già, chết, cho nên nếu ngài muốn “trường sinh bất tử” thì không được rồi! Nếu muốn vượt qua bốn ngọn núi ấy tức là vượt qua biển sinh tử luân hồi, muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi thì phải chấm dứt “sinh” (tái sinh), muốn chấm dứt sinh thì trước hết phải xa lìa ái dục. Tất nhiên là vua Ba Tư Nặc không thể “xa lìa ái dục” rồi (bởi vì thời đó, thường dân chỉ có “5 thê 7 thiếp” chứ vua thì có tới “tam cung lục viện” nghĩa là cung phi mỹ nữ của Vua quá nhiều!) Thưa Anh Chị Em, Chúng ta đều đã biết bài học về bốn núi từ lâu, Thái Tử Tất Đạt Đa xưa kia cũng đã “gặp” bốn núi ở các cửa thành và ngài đã bỏ cả cuộc đời để ra đi tìm Đạo, cứu chúng sanh giải quyết vấn đề “thoát vòng sinh tử luân hồi”. Chúng ta là con Phật, đã có con đường do đấng từ phụ tìm ra, chúng ta không cần khổ hạnh rừng già .. như Thái tử Tất Đạt Đa nữa. Phật Pháp thì chúng ta cũng đã được học rất nhiều; nào là Khổ, nguyên nhân của Khổ, con đường diệt khổ, nào là “ngũ uẩn giai không” v.v.. nhưng giáo lý đức Phật dạy không phải chỉ để học thuộc mà để thực hành; học đến đâu, thực hành đến đó, như vậy gọi là TU. Chúng ta quả thật có tu nhưng chưa đủ ! Có nhiều người lại thắc mắc: tại sao nói đức Phật thoát khỏi sinh tử luân hồi mà ngài vẫn bệnh, vẫn già, vẫn chết v.v.. Hỏi như vậy thì chưa phải là Phật tử cho dù chúng ta được gọi là Huynh trưởng GĐPT; tại sao? _ tại vì chưa hiểu ý nghĩa sinh tử, luân hồi và thế nào là “giác ngộ, giải thoát” Chúng tôi xin lấy ví dụ một nhà tù ở thế gian làm sáng nghĩa này. Tù nhân trong nhà giam là vì có tội, bị tuyên án nên phải vào đó ở, cho đến mãn hạn tù mới được trả tự do _ được ra khỏi nhà tù; còn những người làm việc trong đó như nhân viên, cai ngục, bác sĩ, tu sĩ v.v.. họ đi vào đi ra tự do, muốn ở trong đó cũng được muốn ra ngoài cũng được; họ đi ra đi vào tự do tự tại, Tương tự như vậy, chúng sanh trên cõi đời này vì nghiệp lực mà phải sinh ra trong đời, cho tới ngày chết, rồi tái sinh ở một thể xác khác, tên gọi khác v.v.. nhưng không thể tự mình đi đến chỗ tái sinh mà do nghiệp lực dẫn dắt giống như những tù nhân khi đổi trại giam cũng phải có người chỉ dẫn phải đi đâu, không được quyền tự mình đi. Còn chư Phật, chư Bồ tát đến cõi này là vì nguyện lực, vì công việc của họ, vì sự lựa chọn của họ v.v.. giống như những nhân viên có công tác của họ nơi nhà tù đã nói trên .. nên họ vào ra cõi ta bà này tùy duyên như một phương tiện độ sanh. Đó là ý nghĩa của sinh lão bệnh tử do nghiệp hay do nguyện; những người do nguyện lực mà tái sinh là những vị đã giải thoát sinh tử luân hồi từ lâu rồi, họ đến để cứu độ chúng sanh (giúp đỡ, giáo hoá v.v..) mà thôi. Thưa Anh Chị Em, Một năm mới đã đến, năm cũ đã đi qua… vũ trụ thiên nhiên cũng luân hồi từ mùa xuân năm 2011 đến mùa xuân 2012: 2 mùa xuân là một hay là khác? _ Câu hỏi này xin để Anh Chị Em dùng làm đề tài quán chiếu, tư duy … Thân kính chúc ACE 1 mùa Thành Đạo Tinh Tấn, Thanh tịnh và 1 năm mới 2012 đầy đủ sức khỏe, an lạc và thảnh thơi! Trân trọng, Nhóm Áo Lam |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét