Cuối giơ học Phật pháp, Lam1 lên tiếng:
- Chị ơi, sao gọi là hiệp kị? Sao gia đình mình không tổ chức hiệp kị mà cứ đi dự hiệp kị ở chùa Già Lam?
- Bạn nào giúp Lam 1 được? Chị trưởng đặt vấn đề.
Lam2 rụt rè giơ tay lên:
- Chị ơi, em chỉ trả lời được ý 1 thôi, còn câu hỏi 2 chắc phải nhờ bạn khác thôi. Thưa chị, theo tự điển Hán Việt : Hiệp là hợp lại, kị là giỗ. Em hiểu hiệp kị là tổ chức giỗ chung cho nhiều người. Có phải là vậy không hở chị?
- Lam2 giỏi lắm. Còn em nào trả lời được phần 2 ? Nhìn quanh không thấy đoàn sinh nào có ý định trả lời, chị trưởng nói tiếp:
- Theo phong tục người Việt, khi có người thân trong gia đình qua đời, sau tang ma là việc cúng kiến. 49 ngày đầu tiên rất quan trọng đối với người mất nên người trong gia đình cúng sơ thất, nhị thất, tam thất… Sau thất thứ bảy thì đến 100 ngày mới cúng lần nữa. Trọn 12 tháng sẽ cúng giáp năm (còn gọi là Tiểu tường). Tròn 2 năm là Đại tường. Từ đó trở đi cứ đến ngày tháng đó là cúng giỗ. Chị không rõ đơn vị nào đã tổ chức hiệp kị đầu tiên. Chỉ nhớ là năm 1973, Huynh trưởng các tỉnh về Đà Nẵng dự Đại hội GĐPT toàn quốc đã được nghe từ này qua cách giới thiệu đây là một Đại hội lịch sử gồm 4 thành phần tham dự:
1. Huynh trưởng GĐPT đương nhiệm.
2. Cựu huynh trưởng GĐPT.
3. Ban bảo trợ GĐPT.
4. Giác linh, hương linh … chư ân sư, chư vị tiền bối hữu công , huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT quá cố.
Đây có lẽ là lần đầu BHD Trung ương đứng ra tổ chức hiệp kị. Sau này, BHD Trung ương GĐPT Việt Nam quyết định chọn hẳn ngày giỗ của bác Tâm Minh Lê Đình Thám là ngày giỗ chung cho những thành viên trong tổ chức GĐPT đã quá vãng (ngày 7/3 âl) gọi là ngày Hiệp kị toàn quốc.
Tại BHD GĐPT Gia Định, năm 1980, vào lễ vía Đức Phật A Di Đà (17/11 âl), Đại trai đàn hiệp kị chẩn tế được tổ chức lần đầu và sau đó, năm nào cũng tổ chức vào đúng ngày nói trên. Tất cả thành viên có tham gia sinh hoạt GĐPT đã quá vãng đều được các đơn vị tập trung danh sách gửi về để cầu cho siêu độ.
Đức Tâm chúng ta đã gửi danh sách Bác Diệu Nhơn(BT) chị Ngọc Phương (HT), chị Mỹ Ngọc, Hoàng My, Hoàng Khánh(ĐS) lễ cúng hàng năm.
Hiện nay, các BHD các tỉnh thành hầu hết đều đã có tổ chức ngày hiệp kị.
Riêng tại một số đơn vị đã thành lập lâu năm, có nhiều huynh trưởng và đoàn sinh mệnh số ngắn ngủi, huynh trưởng sáng lập ra gia đình hay huynh trưởng có công nhiều với đơn vị đã ra đi mãi mãi, Ban huynh trưởng gia đình muốn nhắc nhở đoàn sinh về tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” nên đã quyết định tổ chức lễ hiệp kị riêng. Điển hình ở Gia Định mình là GĐPT Đức Hưng.
Lam3 thắc mắc:
-Chị ơi, còn ngày giỗ của ai cũng được chọn là ngày hiệp kị nữa không chị?
-Sớm nhất mà chị biết là Hiệp kị Đà Lạt 19/6 âl là ngày giỗ anh trưởng Nguyên Vinh Lê Văn Vinh, Hiệp kị Bà Rịa- Vũng Tàu 23/7 âl là ngày giỗ anh Tâm Phát Võ Văn Phác (anh là một trong 3 thành viên tham gia công tác dựng tượng Đức Quan Thế Âm tại Đài Lục Hòa ở Trại trường Đà Lạt, là ĐST trại Huyền Trang 1 Gia Định mà chị được tham dự vào năm 1974, là ủy viên nội vụ BHD GĐPT Gia Định ) … Chắc là còn nhiều nữa mà nhất thời chị khơng nhớ hết.
Giờ Lam1 đã hiểu vì sao gia đình mình không tổ chức hiệp kị rồi phải không? Còn em nào thắc mắc gì nữa? Nếu không thì chúng ta chắp tay hồi hướng kết thúc buổi học nhé!
Oanh Tỉ Muội
được đăng bởi Đức Tâm tại GĐPT Đức TâmGĐPT Đức Tâm
14/4/10
Chị Ơi !!! (2) – Hiệp Kỵ
Posted by Unknown on 08:41
Giới Thiệu Blog Tình Lam
Nơi đây giao lưu kết nối anh chị em áo lam khắp mọi nơi.
Nơi cảm nhận những cảm xúc vui buồn của dòng máu Lam.
Nơi mang đến những nét đẹp của tình lam, cùng đồng hành sát cánh với anh chị em áo lam Quốc Nội & Hải Ngoại.
Tình Lam mong càng ngày phong phú hơn với các bài viết sưu khảo từ các nơi.
Xin hãy cùng chung tay chia sẻ với Tình Lam cho vòng tay thân ái luôn mãi kết chặt tình lam.
"Mỗi người là một cành hoa bay về đây góp gió
Làm thành vườn hoa,vườn hoa Tình Lam chúng mình"
Tình Lam rộng khắp bốn phương
Kết tình huynh đệ thân thương một nhà
0 nhận xét:
Đăng nhận xét