THẦM LẶNG MỘT GÓC SÂN
- NH – PVHT -
Tôi chuyển sinh họat về đây đã hơn tám tháng, nhưng tuần nào cũng vậy. Các em oanh vũ nữ đều đồng phục áo Lam cổ cánh sen và chiếc ríp màu xanh có dây đeo chữ H. Riêng em, vẫn cứ chiếc áo sơ mi trắng, ríp xanh dây đeo chữ X, bộ đồng phục nữ sinh, bạc màu củ kỹ. Mỗi lần đến chùa, em thui thủi thầm lặng thu mình ở một góc sân, trông thật tội nghiệp - đáng thương! Tôi lân la đến bên em. Em tâm sự, ba em mất trong năm qua, cơn bão dữ đã đánh ập chiếc ghe, cuốn trôi đi tất cả các bạn chài, trong đó có số phận hẩm hiu của ngưới cha cần cù, thân yêu nhất của em.
“Mất cha là mất cả bầu trời”, gia đình em suy sụp hoàn toàn. Mẹ em thân gầy hạt mai, chèo chống chiếc thuyền con cọc cạch đổ nước thuê, em và hai em nhỏ hơn, phải phụ mẹ cạy sò ở ngoài lò, có đêm đến hai ba giờ sáng mới về đến nhà. Số tiền còm cỏi thu nhập được của cả bốn mẹ con đủ để lây lất qua ngày! ...
Cảm cảnh trước nỗi buồn tê tái của em, tôi ngỏ lời với vợ tôi:
- Em giúp anh làm một nghĩa cử cao đẹp, chúng ta tặng cho một em oanh vũ một bộ đồng phục xinh xắn, để giúp cho em thôi mặc cảm - tự ty, nhanh chóng hòa nhập cùng bạn bè. Sau khi đi chợ về, với nụ cười tươi tắn – rạn rỡ trên môi, cô ấy trao cho tôi hai xấp vải một lam - một xanh. Tôi mừng rở cám ơn vô cùng.
Vợ tôi là vậy, mọi yêu cầu của tôi trong các công tác Phật sự, cô ấy đều đáp ứng nhiệt tình. Nhờ có sự hổ trợ đắc lực của cô, mà tôi vững vàng trong sinh hoạt đến ngày hôm nay. Có lần Thầy Tĩnh Thông nói vui:
- Các công đức mà anh làm được, phải chia cho cô Quảng Trầm một nửa!
Quảng Trầm là pháp danh của vợ tôi. Còn các anh – chị huynh trưởng cao niên thì nói:
- Anh đang làm nhiệm vụ của một bồ tát hạnh. Nhưng vợ của anh mới là một Bồ Tát thị hiện!
Đúng vậy, nếu không có vợ tôi, người phụ nữ đảm đang ấy tán đồng - hổ trợ hết lòng, thay tôi gánh vát công việc gia đình mỗi khi tôi bận bịu công tác Phật sự - đi xa, thì tôi khó mà thành toàn được trọng trách mà tổ chức giao phó
Hôm ấy, tôi đến chùa sớm hơn, vừa trông thấy em, tôi gọi lại. Em vội vã chạy đến, ùa vào lòng tôi. Không biết đã được biểu hiện từ lúc nào, tình cảm giữa chúng tôi rất thắm thiết, em xem tôi vừa là một bão huynh, vừa là một người cha tinh thần thân thiết. Mọi vui buồn riêng tư, em đều thố lộ - tâm sự cùng tôi. Mỗi lần như vậy, tôi đều xoa đầu chia sẻ nỗi niềm với em. Tôi mở túi xách, lấy ra hai sấp vải, trân trọng trao vào tay em, em ngước mắt kinh ngạt
- Anh tặng em! cuối giờ sinh hoạt, sau khi dây thân ái xong, chúng ta ra hiệu may đầu đường em nhé
Em rươm rướm nước mắt, lý nhí lời cảm ơn. Tôi ôm em vào lòng. Cả hai chúng tôi đều xúc động
Các em của chúng ta, mỗi em đều có mỗi hoàn cảnh đáng thương. Nếu không gần gũi, không tiếp xúc, thì khó mà biết được từ nỗi thâm sâu, mỗi tâm sự u hoài riêng tư, mỗi hoàn cảnh khúc mắc. Người huynh trưởng (HT) đâu phải chỉ biết có đến giờ họp Đoàn là có mặt, đâu phải chỉ có lý thuyết suông trong các tiết giảng Phật Pháp, và đâu phải chỉ có hoạt náo trong giờ sinh hoạt vui chơi là đủ, mà chúng ta còn phải có một tấm lòng chân thành, tha thiết thương yêu các em. Trách nhiệm của người HT là giáo dục đạo đức tâm linh, nếu chúng ta thành toàn được trọng trách cao quí này mới đúng nghĩa là người “kỹ sư tâm hồn”, mới định hướng cho các em một tương lai trong sáng ./-
Nguyên Hoàng PHAN VĂN HUY TÂM
theo ( www.gdptthegioi.org )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét