hưa Anh Chị Em Áo Lam,
Những đồ chơi bày bán ở các chợ Á Đông, có một bộ “đồ chơi” (?) gồm 3 con Khỉ : 1 con dùng 2 tay bịt mắt, 1 con bịt tai và 1 con bịt miệng . Các bạn có biết đó là gì không? _ xin thưa là bộ “Tam Không” ( 3 cái “không”) nhưng đây không phải là chữ “Không” của Kim Cang Bát Nhã đâu nha!
Mặc dù đơn giản như vậy nhưng đó cũng là “triết lý sống” của nhiều ngưòi trong chúng ta các Bạn ạ! Thật đáng cho chúng ta suy gẫm : 3 cái Không là “Không thấy” (bịt mắt) , “Không nghe”( bịt tai) và “Không nói” (bịt miệng).
Nhà văn hào Nguyễn Du viết :
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Vậy cho nên, sống ở đời, muốn không thấy gì hết, muốn khỏi bị “đau lòng” thì phải tự bịt mắt lại! Thật ra , cách này có hơi tiêu cực, vì sợ thấy những điều không đáng thâý, thấy những điều gai mắt, v..v.. mà chỉ có thể bịt mắt chứ không dám làm gì hơn ! _ Nếu chúng ta “anh hùng” hơn, chúng ta có thể dùng tài trí cúa mình, uy tín của mình hay quyền lực của mình để ngăn chận đừng để những điều đau đớn lòng xảy ra thì hay biết mấy phải không bạn?
Với lổ Tai cũng vậy! Có nhũng điều không đáng nghe, không nên nghe mà mình không đủ sức để ngăn nó lại, đã để cho nó phát ra thì ta chỉ có thể bịt tai mình lại để đừng nghe thôi! Tuy có hơi tiêu cực nhưng còn hơn là nghe những điều không đúng , những điều bất thiện, rồi tin theo những điều đó tâm mình sẽ bị ô nhiễm theo!
Mắt và Tai thì bị động hơn là chủ động, vì Tai Mắt chỉ tiếp thu hình sắc, sự vật hiện tượng, âm thanh v..v.. bên ngoài chứ không làm thay đổi những thứ đó được , nhưng còn Miệng thì sao ? Tại sao phải bịt miệng ? _ Là tại vì có nhiều trường hợp mình không thể nói lên sự Thật hay nói lên ý nghĩ của mình , vậy thì im lặng còn hơn là nói theo cái sai , phụ hoạ với những điều bất thiện. Ngày xưa , khoa học chưa tiến bộ lắm, người ta thông tin ra đại chúng bằng những buổi diễn thuyết thôi, còn hôm nay , nào là truyền thanh, truyền hình, và rộng rãi nhất là những email, những diễn đàn ( forum) , những Trang nhà v..v.. và cái Miệng , cái loa phóng thanh, đó là ngòi bút mà phạm vi tuyên truyền, di chuyển thât là rộng lớn vô cùng, và kết quả tốt đẹp hay hậu quả tai hại cũng vô cùng rộng lớn . Đó là lý do tại sao chúng ta càng phải thận trọng khi “nghe” , “thấy” và nói ( hay viết) . Cũng may , mục đích và châm ngôn GĐPT chúng ta đã rõ ràng; cho nên nói cái gì, viết cái gì mà thể hiện được Bi Trí Dũng, nghe cái gì làm cho Tình thương , Hoà thuận, Tin Yêu , Vui vẻ tăng lên thì đó là Thiện, là đáng nghe, đáng thấy, đáng nói , đáng viết ; còn ngược lại thì … phải đem ý thức tinh chuyên mà phòng hộ Mắt, Tai, Miệng ( và ngòi bút nữa!) .
Ngày Mồng Một Tết là ngày Vía đức Phật Di Lặc, ngài tượng trưng cho hạnh Hoan Hỷ , Hỷ Xả: ngưòi ta thưòng tạc tuọng ngài cười toe trong khi 5 đứa bé bao vây quanh ngài quấy phá ; đứa thì ngoáy lổ tai ngài, đứa thì thọc tay vào mắt ngài, v..v.. nhưng ngài không những không đánh đuổi chúng đi mà còn tươi cuời với chúng ; hình ảnh biều tượng này anh chị em chúng ta đã quen lắm rồi, đã hiểu hết ý nghĩa rồi … nhưng bao giò chúng ta mới học được hạnh bao dung đó, đức hỷ xả đó ; ấy mới là điều quan trọng.
Chúng ta phải noi theo gương ngài, mới có thể “sống hỷ xả để dũng tiến trêm đường Đạo” được ; xin chép tặng ACE bài Kệ ca ngợi công hạnh Phật Di Lặc :
“Phật Di Lặc Hoan Hỷ
Lòng rổng lặng bao dung
Nguyện một đời thanh thản
Sống vui, không oán hờn”
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
(Gia Đình Áo Lam)
5/2/09
Phật Pháp Thứ Năm 5/2/09
Posted by Unknown on 16:16
Giới Thiệu Blog Tình Lam
Nơi đây giao lưu kết nối anh chị em áo lam khắp mọi nơi.
Nơi cảm nhận những cảm xúc vui buồn của dòng máu Lam.
Nơi mang đến những nét đẹp của tình lam, cùng đồng hành sát cánh với anh chị em áo lam Quốc Nội & Hải Ngoại.
Tình Lam mong càng ngày phong phú hơn với các bài viết sưu khảo từ các nơi.
Xin hãy cùng chung tay chia sẻ với Tình Lam cho vòng tay thân ái luôn mãi kết chặt tình lam.
"Mỗi người là một cành hoa bay về đây góp gió
Làm thành vườn hoa,vườn hoa Tình Lam chúng mình"
Tình Lam rộng khắp bốn phương
Kết tình huynh đệ thân thương một nhà
0 nhận xét:
Đăng nhận xét